Môt số vấn đề cần lưu ý khi dạy môn Ngữ văn
1
) Cách soạn và dạy kiểu bài "Hướng dẫn đọc thêm"(hoặc tự học có hướng dẫn) Kiểu bài "Hướng dẫn đọc thêm" và "Đọc-hiểu văn bản" (tên gọi cũ : giảng văn) có những chỗ giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau, căn cứ vào gợi ý của phân phối chương trình năm học 2008-2009 của SGD&ĐT Nghệ An(đối với những bài có ghi hướng dẫn đọc thêm(SGK ghi là
tự học có hướng dẫn), giáo viên cần dành thời lượng nhất định hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức đọc-hiểu bài đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm(cần được thể hiện trong giáo án),dựa vào thực tế dự giờ giáo viên ở các trường qua các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên môn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một tiến trình soạn cho tiết học kiểu này và từ thiết kế bài học như vậy, các trường cần trao đổi để có cách dạy kiểu bài này cho phù hợp.
I. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành như các tiết dạy văn bản.
II. Dẫn vào bài :
III.Hướng dẫn đọc-hiểu khái quát :
1. Đọc diễn cảm : GV và học sinh cùng đọc. Nhận xét kết quả đọc(GV lưu ý, uốn nắn việc đọc của HS . Hoặc yêu cầu HS nhận xét cách đọc của bạn, sau đó GV củng cố)
2. Giải thích từ khó : Theo các chú thích trong SGK.
3. Thể loại và bố cục :
IV. Hướng dẫn đọc-hiểu chi tiết : * Có thể chọn một trong những cách sau :
+ Chia nhóm :
- Mỗi nhóm tự chọn một đoạn trong bài, tập trung đọc diễn cảm và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trong mối liên hệ với chủ đề văn bản(việc chọn đoạn đọc GV có thể cho HS lựa chọn theo ý thích của mình nhưng phải bám vào các vấn đề được đề cập trong phần hướng dẫn đọc-hiểu văn bản)
- Thống nhất ý kiến trong nhóm, cử người trình bày.
- Các nhóm lắng nghe, trao đổi.
- GV tóm tắt ngắn gọn
+ GV tự chọn 3 - 4 đoạn(đối với văn bản tự sự), hoặc 3 - 4 khổ(đối với văn bản trữ tình) hướng dẫn HS đọc hiểu theo các câu hỏi trong SGK(với các mức độ phát hiện, phân tích, giảng bình, tổng hợp, liên hệ….).
+ HS đọc diễn cảm và tự phát biểu những cảm nhận tự do của mình về văn bản khiến bản thân xúc động.
V. Hướng dẫn luyện tập : Theo yêu cầu SGK
. 2) Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao Theo cuốn"Phương pháp dạy-học truyền thống và đổi mới"-NXBGD-năm 2008 của tác giả Thái Duy Tuyên-phần "
Dạy học hợp tác nhóm" thì quy trình tổ chức dạy-học theo phương pháp hợp tác nhóm như sau :
1.2. Xác định quy mô nhóm : Sau khi các mục tiêu của bài học đã được xác định, GV cần quyết định số lượng thành viên của mỗi nhóm. Các nhóm học hợp tác thường có từ 2 - 5 HS(nếu như nhóm quá lớn, những HS không có khả năng, hay học lực yếu thường không có cơ hội trình bày ý kiến của mình). Thời gian càng ít thì quy mô nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn vì thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên càng gần hơn.
2.2. Tổ chức lớp học : Cần bố trí các thành viên trong mỗi nhóm ngồi gần nhau sao cho các em có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm khác. Cần có khoảng trống làm lối đi để GV có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm này qua nhóm khác nhằm quản lý và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Cấu trúc của một tiết học hợp tác nhóm :
+ Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề , xác định nhiệm vụ.
- Quy định rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
- Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm.
+ Làm việc theo nhóm :
- Phân công theo nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện(hoặc phân công) trình bày kết quả làn việc của nhóm.
+ Tổng kết trước lớp :
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo(hoặc vấn đề tiếp theo trong bài)
3.2 Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm : Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ , vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vị trí cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Nhiệm vụ của các thành viên trong một nhóm có thể bao gồm :
+ Điều khiển nhóm : Hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chưa, giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này, HS cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lý, giám sát và hướng dẫn bạn.
+ Thư ký : Ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.
+ Báo cáo : Thay mặt nhóm báo cáo kết quả
+ Khuyến khích : Động viên mọi thành viên tham gia, nhắc nhở những thành viên " lắm lời" trong nhóm, bảo đảm trong quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ đóng góp vào bài học.
+ Theo dõi : Đánh giá sự tham gia của mọi thành viên.
4.2. Phân bố thời gian : Theo dõi và thông báo thời gian cho hoạt động nhóm, cùng các thành viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề, tránh hiện tượng "cháy thời gian".
5.2. Theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm :
a. Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực : Một trong các yếu tố quan trọng trong hợp tác nhóm là tính phụ thuộc tích cực giữa các thành viên. Thiếu yếu tố này, hợp tác nhóm sẽ không thành công. Để tập trung sự nỗ lực hợp tác của HS, GV cần dựa vào những năng lực khác nhau của HS để giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên của nhóm, làm sao cho HS phải nỗ lực và biết phối hợp với nhau mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.
b. Xây dựng sự phối hợp tích cực trên cơ sở thi đua bằng cách đưa ra các tiêu chí đánh giá và phần thưởng :
+ Khuyến khích HS bằng cách đánh giá bằng điểm số : GV cho điểm cả nhóm bằng cách cộng điểm của từng thành viên trong nhóm(GV có thể dùng biểu đồ theo dõi tiến bộ của nhóm từng ngày, từng tuần). Theo biểu đồ này, HS sẽ có trách nhiệm gia tăng thành tích cá nhân và thành tích của các thành viên trong nhóm để cho thấy sự tiến bộ trên biểu đồ.
+ Khuyến khích HS bằng cách đánh giá sản phẩm : chọn một cách ngẫu nhiên bài làm hay sản phẩm của một thành viên của nhóm để đánh giá. Do đó, các thành viên có trách nhiệm đọc và sửa chữa bài làm của nhau để đảm bảo rằng các bài đó đúng, trước khi GV chọn một bài làm đại diện đánh giá cả nhóm
+ GV cần tổ chức thi đua giữa các nhóm và đưa ra tiêu chí cho điểm cho những nhóm nào hoàn thành nhanh và tốt nhiệm vụ được giao(điều này sẽ làm cho HS của cùng một nhóm cảm thấy cần nhau khi phấn đấu để kết quả của nhóm mình tốt hơn nhóm khác).
6.2. Quan sát thành viên của học sinh :
Trong quá trình HS hoạt động hợp tác với nhau, GV cần dành phần lớn thời gian vào việc quan sát xem có những vấn đề gì nảy sinh trong khi HS hoạt động. Để có thể can thiệp kịp thời vào công việc của nhóm, cần lựa chọn một số vấn đề cơ sở để tập trung vào quá trình quan sát và theo dõi như :
- HS đã hiểu nhiệm vụ được giao chưa ?
- HS có chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau tích cực và có trách nhiệm cá nhân không ?
- HS có thể hiện sự tham gia bằng những hành động cụ thể hay không ?
Trong quá trình theo dõi hoạt động của các nhóm, GV cần đưa ra những gợi ý, nhắc lại những biện pháp và cách thức để hoàn thành công việc được giao, giải đáp các thắc mắc ....
* Lưu ý : Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng tiết học, bài học và yêu cầu kiến thức cần đạt được mà GV chủ động trong việc tổ chức hoạt động nhóm một cách thích hợp(không nên lạm dụng hình thức hoạt động nhóm nếu như thấy không cần thiết).
3 ) Dạy văn bản theo đặc trưng thể loại "Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ. Khái niệm văn học bao gồm cả văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác, và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết. Lý luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các
loại và các
thể(hoặc
thể loại,
thể tài).
Loại rộng hơn
thể nằm trong
loại. Bất kỳ tác phẩm nào cũng thuộc một
loại nhất định, và quan trọng hơn là có một hình thức
thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có 3
loại: tự sự, trữ tình và kịch"(Từ điển thuật ngữ văn học-NXBĐHQGHN-năm 1997).
Là giáo viên dạy Ngữ văn, chúng ta đều biết rằng dạy Văn phải đúng với đặc trưng thể loại.
Điều này khi học bộ môn giáo học pháp ở các trường chuyên nghiệp đã được làm rõ.
*Đặc trưng của văn bản tự sự là phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó, bao giờ cũng có
cốt truyện . Gắn liền với
cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch.
* Khi khai thác văn bản tự sự, GV cần chú ý dựa vào đặc trưng thể loại văn bản để tìm cho được các tình huống của truyện và tập trung khai thác các tình huống đó. Ví dụ :
Bước đầu tiên cần xác định rõ chủ đề của văn bản (nếu là văn bản trọn vẹn ), hoặc đại ý ( nếu là đoạn trích ).
Bước tiếp theo xác định quá trình phát triển của hệ thống biến cố ( ta tạm gọi là tình huống ) chính và phụ.
Tiếp đến khai thác các chi tiết, sự việc, các biện pháp nghệ thuật nhằm làm nổi rõ tình huống chính.
Ví dụ : +Văn bản "
cây bút thần" (Ngữ văn 6 ) nên khai thác theo 2 tình huống chính :
- Mã Lương trước khi có cây bút thần.
. - Mã Lương sau khi có cây bút thần .
+Văn bản "
Ông lão đánh cá và con cá vàng " ( Ngữ văn 6 ) nên khai thác theo 2 tình huống chính :
- Gia cảnh ông lão trước khi gặp cá vàng.
- Gia cảnh ông lão sau khi gặp cá vàng.
+Văn bản "
Sống chết mặc bay " ( Ngữ văn 7) nên khai thác theo 2 tình huống chính :
- Cảnh trước khi đê vỡ.
- Cảnh khi đê vỡ.
+ Văn bản "
Trong lòng mẹ " ( Ngữ văn 8) nên khai thác theo 2 tình huống chính
- Tâm trạng bé Hồng trong những ngày xa mẹ.
- Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
+Văn bản "
Tức nước vỡ bờ " (Ngữ văn 8) nên khai thác theo 2 tình huống chính
- Tức nước .
- Vỡ bờ .
(mối quan hệ giữa 2 tình huống này là quan hệ nhân quả ) .
+Văn bản "
Chuyện người con gái Nam Xương " (Ngữ văn 9) nên khai thác theo 2 tình huống chính (ứng với 2 cuộc đời của nhân vật trung tâm ) :
- Cuộc đời của Vũ nương khi ở trần gian.
- Cuộc đời của Vũ nương khi ở thủy cung.
+Văn bản "
Làng "( Ngữ văn 9 ) nên khai thác theo 3 tình huống chính ( theo diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai ):
- Tâm trạng của ông Hai khi phải đi tản cư ( ở tình huống này giáo viên chỉ nên lướt qua bằng cách lược thuật).
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng vẫn kháng chiến.
Văn chương tối kị sự trùng lặp. Nếu khai thác văn bản truyện theo tuyến nhân vật cũng không sai song nếu giáo viên không chú ý thì rất dễ trùng lặp và tạo nên tâm lý nhàm chán cho người học, tiết học. Cho nên theo chúng tôi khi khai thác văn bản truyện, giáo viên cần cố gắng tìm cho được tình huống để khai thác. Trường hợp với những văn bản khó xác định được tình huống (như văn bản
Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ văn 9) thì mới khai thác theo tuyến nhân vật và trong tiết học cần chú ý không bị trùng lặp.
* Khi khai thác văn bản thơ trữ tình , GV cần chú ý dựa vào đặc trưng thể loại văn bản để tìm cho được cảm xúc chủ đạo, kết cấu, bố cục các mảng cảm xúc của văn bản.
Ví dụ :
+ Khai thác văn bản "
Ông đồ " (Ngữ văn 8) cần chú ý cảm xúc của nhà thơ xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ, đó là niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Chứ không phải cảm xúc nhà thơ chỉ có ở 4 câu của khổ thơ cuối
+ Khai thác văn bản "
Khi con tu hú " (Ngữ văn 8) cần chú ý mối quan hệ của các mảng cảm xúc được thể hiện ở 2 khổ thơ của văn bản nhằm làm rõ cảm xúc chủ đạo của bài thơ đó là lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Và như vậy, nếu đặt tiêu mục cho bài dạy:
- hình ảnh bức tranh mùa hè .
- tâm trạng nhà thơ .
Là không đúng và không hợp lý .
+ Khai thác văn bản "
Mùa xuân nho nhỏ " (Ngữ văn 9) cần chú ý làm rõ mối quan hệ giữa 3 mảng cảm xúc làm thành cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đó là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Đó chính là từ sự say sưa, ngây ngất trước cái đẹp trong sáng, thơ mộng của mùa xuân thiên nhiên xứ Huế (chú ý cách cảm nhận tiếng chim của nhà thơ) - khổ 1. Từ niềm tự hào, phấn khởi trước sự chuyển mình đi lên của mùa xuân thời đại (chú ý cách dùng biện pháp tu từ trùng điệp tạo nên hơi thơ mạnh, nhịp thơ rắn rõi ) - khổ 2,3. Đã dẫn đến niềm khao khát được làm "mùa xuân nho nhỏ " góp thêm cho mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân thời đại của nhà thơ (cho dù nhà thơ đang lâm trọng bệnh: bài thơ được sáng tác vào tháng 11/1980 và nhà thơ qua đời vào ngày 15/12/1980)
+ Khai thác văn bản "
Viếng lăng Bác " ( Ngữ văn 9 ) cần làm rõ diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình:
Khổ 1 : - cách dùng từ "
con, Bác" thể hiện tình cảm
gần gủi, thân thiết .
- Hình ảnh "
hàng tre Việt Nam " diễn tả lòng tự hào về sức sống dẽo dai, bền bỉ, kiên cường của dân tộc; Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất (ca dao: Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ ), thể hiện
niềm tự hào của nhà thơ về sự bất tử của Bác.
Khổ 2 : - nghệ thuật ẩn dụ "
mặt trời trong lăng " (sự giống nhau giữa Bác và mặt trời thực).
- nghệ thuật dùng điệp ngữ đối xứng : "
ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng''( quy luật tự nhiên ) - '' ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ"( quy luật tình cảm). Để diễn tả tình cảm tôn kính, biết ơn (tất yếu, vĩnh hằng - là quy luật) của tác giả và cũng là của dân tộc đối với Bác.
Khổ 3 : "
vẫn biết… nghe nhói trong tim " có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm: dù tin là Bác bất tử nhưng vẫn không thể không đau xót khi Bác vĩnh viễn đi xa.
Từ nỗi đau tinh thần trở thành nỗi đau vật chất "
nhói trong tim ".
Khổ 4 : hình ảnh"
thương trào nước mắt " diễn tả tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa Bác .
Điệp ngữ "
muốn làm " kết lại bài thơ: dù có đau xót nhưng không bi lụy.
Tất cả đều tập trung hướng tới làm rỏ cảm xúc chủ đạo của văn bản:
thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác . 4) Phương pháp dạy kịch (nói chung) và chèo (nói riêng) * Khi khai thác văn bản kịch cần chú ý đặc trưng của thể loại
kịch (nói chung) và
chèo (nói riêng). Theo "Từ điển thuật ngữ văn học" (sách đã dẫn) thì
chèo là một loại kịch hát dân gian truyền thống của người Việt chủ yếu thịnh hành ở các tỉnh miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra), trung tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng theo "Từ điển thuật ngữ văn học",
kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu, lại vừa để đọc. Vì vậy kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự xung đột căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch.
Cho nên khi khai thác văn bản kịch (kể cả chèo) là chúng ta khai thác ở phương diện văn học vì vậy việc phân vai cho học sinh đọc không quan trọng (nếu thấy cần thiết thì tiến hành không thì thôi); đối với các thể văn(nói sầu, nói sử,…) trong chèo GV chỉ cần giải thích cho HS hiểu(theo chú thích của SGK). Điều cần chú ý GV phải dựa vào thể loại đặc trưng của thể loại kịch, tìm cho ra các xung đột kịch và sự phát triển của những xung đột ấy. Ví dụ
+ Khi dạy văn bản "Quan Âm Thị Kính" cần phát hiện ra xung đột bắt đầu từ tình huống"
tình ngay lý gian".
+ Khi dạy văn bản "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" cần chú ý khai thác
xung đột hài kịch. Đó là sự mâu thuẫn giữa thực chất và các hình thức biểu hiện.
+ Khi dạy văn bản " Tôi và chúng ta" cần chú ý xung đột kịch xuất phát từ
mâu thuẫn giữa hai lợi ích cá nhân và tập thể.
Với các thể loại văn học khác cũng như vậy.
5 ) Cách dạy văn bản nghị luận Đặc trung cơ bản của thể văn nghị luận viết về những vấn đề thời sự thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau : chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa…. Mục đích là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng lớp, một giai cấp nhất định. Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết.
Khác với văn học nghệ thuật, văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Từ đặc trưng trên, khi dạy văn bản nghị luận GV cần chú ý việc
khai thác nội dung văn bản là quan trọng nhưng cái chủ yếu nhất vẫn là khai thác hệ thống lập luận của văn bản. Cụ thể :
- xác định luận đề của văn bản ( thường là tên văn bản )
- xác định các luận điểm
- xác định các luận cứ
* Phân tích mạch lập luận của văn bản (
Chú ý: mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề, mối quan hệ giữa luận cứ với luận điểm ) là khâu
trọng tâm , chủ yếu của bài giảng
6 ) Cách dạy thơ Đường luật( nói chung), cách dạy thơ Đường luật ở lớp 7 (nói riêng ) Đối với HS lớp 7 việc đưa thơ Đường vào chương trình là vượt tầm tư duy của HS.Với cách dạy như hiện nay, qua sự hướng dẫn của GV mới chỉ dừng lại ở mức độ hiểu chứ chưa thể cảm. Trong tiết học thơ Đường, GV ngoài việc tiến hành những thao tác đã có từ trước cần chú ý bố cục của các thể thơ, các niêm luật, các điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản. Đặc biệt đối với các văn bản có dùng phương thức tả cảnh cần chú ý phát huy khả năng trực quan ngôn ngữ (bằng ngôn ngữ của mình giúp học sinh tưởng tưởng được cảnh vật, hình ảnh mà nhà thơ xây dựng trong tác phẩm).
Tập trung khai thác phần
dịch thơ ,chỉ đối chiếu phần
phiên âm (hoặc phần
dịch nghĩa ) khi thấy thật cần thiết .
7) Dạy kiểu bài luyện nói ở phân môn Tập làm văn GV cần căn cứ vào phần mục tiêu cần đạt của mỗi tiết học để phân chia thời gian phù hợp cho từng khâu của tiết học.
Ví dụ : khi thực hiện tiết luyện nói : "Thuyết minh về một thứ đồ dùng" (Ngữ văn 8) phần ôn lại lý thuyết của văn bản thuyết minh chỉ là phần phụ. Phần chủ yếu của tiết học là GV bằng thiết kế của mình
hướng dẫn học sinh tập nói theo đề tài đã cho HS chuẩn bị.
Với các mức độ nói : nói đúng, nói hay, nói tự nhiên, có sức thuyết phục, lôi cuốn. Cũng lưu ý HS trong khi nói cần sử dụng
các yếu tố phi ngôn ngữ như xuống giọng, lên giọng, nhanh, chậm, các tiếng đệm, tiếng láy; có thể sử dụng điệu bộ trong khi nói. Để cho HS dễ phân biệt sự khác nhau giữa nói và đọc, GV có thể sử dụng một số ví dụ trong khâu lưu ý HS kỹ năng nói.
8) Hệ thống câu hỏi trong SGK và các bài soạn mẫu + Hệ thống câu hỏi trong SGK có thể sắp xếp cho hợp lý theo quan niệm của người dạy( nhưng cần có sự thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn)
+ Hệ thống câu hỏi trong bài soạn mẫu : không bắt buộc vì đó là tài liệu tham khảo.
9 ) Cách dạy hai bài trong một tiết Theo chúng tôi khi soạn bài, ngoài việc xác định kiến thức cơ bản GV cần đặc biệt coi trọng việc xác định
kiến thức trọng tâm của bài, của tiết. Từ đó mà phân lượng thời gian cho các đơn vị kiến thức một cách hợp lý.Tạo dấu ấn cho tiết dạy bằng cách
xoáy, lướt thích hợp.
10 ) Luyện tập sau tiết dạy văn bản Nhất thiết phải tiến hành vì thực hiện khâu luyện tập nhằm giúp HS củng cố lại kiến thức đã học đồng thời là cách để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS, từ đó có sự bổ sung nếu thấy cần thiết.
11 ) Hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS cách học( đối với kiểu bài " Đọc-hiểu văn bản'' và '' Hướng dẫn đọc thêm ''
) Câu hỏi 1( khi tiến hành phần " Đọc-tìm hiểu chung"):
Trước khi tiến hành Đọc- hiểu văn bản , chúng ta cần chú ý những thông tin nào ngoài văn bản? Câu hỏi 2( Trước khi tiến hành phần " Đọc-tìm hiểu chi tiết"):
Việc tìm hiểu những thông tin ngoài VB có tác dụng ( nhằm mục đích ) gì? Câu hỏi 3( Sau khi tiến hành phần " Tổng kết "):
Hãy cho biết nhận xét( suy nghĩ, ý kiến) của em về cách đọc-hiểu VB (truyện,thơ,kịch-chèo) vừa học? Hoàng Quốc Tuấn Hiệu trưởng THCS Diễn An